Hướng dẫn chăm sóc sau độn cằm sao cho đúng cách
Phẫu thuật độn cằm khó 1 thì chăm sóc sau độn cằm khó 10. Vì một lẽ, không phải ai cũng biết cách chăm sóc hậu phẫu đúng cách để có dáng cằm đẹp, chuẩn nét. Muốn biết cách chăm sóc để có dáng cằm đẹp như ý hay không hãy cùng Kangnam tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
I – Lợi ích khi làm đúng cách chăm sóc sau độn cằm
Độn cằm mặc dù chỉ là một tiểu phẫu nhỏ nhưng việc chăm sóc sau can thiệp vẫn phải được tiến hành cẩn trọng. Làm đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích đáng kể.
1. Hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn
Chăm sóc sau độn chỉnh cằm đúng cách trước hết có lợi ích quan trọng trong việc hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn. Trong suốt quá trình chăm sóc, người độn cằm phải thực hiện nghiêm ngặt các khuyến cáo của bác sĩ.
Khi và chỉ khi thực hiện đầy đủ, chuẩn chỉnh những khuyến cáo này thì lợi ích của việc chăm sóc sau độn cằm mới đạt kết quả tốt nhất.
Cụ thể, trong quá trình chăm sóc việc xây dựng và duy trì một chế độ ăn hợp lý là không thể thiếu. Khi bổ sung vào chế độ ăn các dưỡng chất, vitamin sẽ giúp kích thích tế bào da nhanh chóng tái tạo. Từ đó, khả năng tự chữa lành tổn thương trên da cũng tốt hơn.
Kiên trì với chế độ chăm sóc tổn thương sau phẫu thuật đúng theo khuyến cáo sẽ giúp khách hàng rút ngắn quá trình lành thương. Đáng nói hơn, chăm sóc tốt cũng sẽ có lợi trong việc ngăn chặn việc hình thành sẹo xấu ở vùng cằm sau độn.
Chia sẻ: Độn cằm an toàn, đẹp tự nhiên tại Thẩm mỹ Bệnh viện Hồng Hà
2. Hạn chế biến chứng sau độn cằm có thể xảy ra
Trên thực tế, nguồn cơn gây ra những biến chứng nguy hiểm sau độn cằm có lẽ chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở.
Nếu đảm bảo quá trình vệ sinh này diễn ra đúng khuyến cáo, chuẩn thao tác sẽ ngăn chặn tối đa khả năng vi khuẩn gây hại. Từ đó, nguy cơ gặp biến chứng sau phẫu thuật cũng sẽ được hạn chế hơn rất nhiều.
II – Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi độn cằm
Trên thực tế, quá trình chăm sóc này cần cân bằng và đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau.
1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Trước tiên, để quá trình chăm sóc được hiệu quả cần phải thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Tức là chế độ ăn đó phải hỗ trợ làm lành vết thương, hạn chế hình thành sẹo. Đồng thời, cũng đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Sau độn cằm, chế độ ăn nên bổ sung nhiều protein có trong thịt lợn, cá, trứng, sữa,… Thêm nữa, chất xơ cũng nên được tăng cường như: ăn bổ sung rau củ, hoa quả thường xuyên.
2. Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ
Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ là điều bắt buộc phải thực hiện nếu muốn cằm nhanh bình phục. Bởi các loại thuốc này có tác dụng bổ trợ giúp tế bào da được tái tạo tốt hơn, vết thương từ đó cũng nhanh chóng lành lặn.
Đáng nói, một số hoạt chất có trong thuốc kê sau phẫu thuật còn có khả năng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn. Nhờ vậy mà quá trình phục hồi sẽ tăng thêm hiệu quả và giảm thiểu biến chứng.
3. Thay băng và vệ sinh vết mổ theo chỉ định của bác sĩ
Sạch sẽ và vô trùng là điều kiện đặc biệt quan trọng cho vết mổ sau độn cằm. Đây cũng là yêu cầu chăm sóc sau độn cằm cần được đặc biệt chú ý thực hiện.
Việc cần làm đó là thay bằng và vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Thay băng và vệ sinh vết mổ theo chỉ định của bác sĩ cần được tiến hành đúng thời gian, đúng thao tác để tránh những tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến vết thương hở.
Theo đó, thời gian thích hợp để thay băng là sau khoảng từ 5 – 7 ngày. Khi thực hiện, bạn cần lưu ý tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận kèm với việc sử dụng bông băng y tế đạt chuẩn sạch khuẩn.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, quá trình vệ sinh này cần dùng dung dịch chuyên dụng như: nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn sinh học…
4. Chườm lạnh, nóng đúng cách
Trong quá trình tự kiểm tra và vệ sinh vết thương nếu thấy hiện tượng sưng tấy, bầm tím, tụ máu thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành chườm xung quanh để giải quyết.
Cụ thể, chườm đá áp dụng để giảm đau, giảm sưng sau phẫu thuật khoảng 2 – 3 ngày. Trong khi, chườm nóng có thể áp dụng liên tục để đánh tan máu bầm.
Một số lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Chườm lạnh: <15 độ, chườm nóng: 40 – 50 độ C.
- Thực hiện trong khoảng 20 phút
- Chỉ nên áp dụng 2 lần/ngày.
5. Tái khám bác sĩ định kỳ
Sau khoảng thời gian nhất định tự chăm sóc độn cằm tại nhà, quý khách hàng cũng cần để ý lịch tái khám định kỳ.
Việc tái khám định kỳ có ý nghĩa quan trọng để bác sĩ có thể thăm khám, kiểm tra vết thương sau độn cằm một cách tốt nhất. Trong trường hợp có bất cứ vấn đề phát sinh ở vùng cằm thì việc tái khám có ý nghĩa khắc phục kịp thời tránh để lại hậu quả không đáng có.
Bất cứ một ca phẫu thuật độn cằm nào, các bác sĩ đều hẹn lịch tái khám định kỳ sau một thời gian tự chăm sóc tại nhà. Quý khách hàng nên lưu ý để được được kiểm tra tổng thể vết thương. Nếu có phát sinh biến chứng cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời.
III – Một vài lưu ý khác trong hoạt động hàng ngày sau khi độn cằm
Có cảm giác việc độn cằm dường như sẽ ảnh hưởng nhất định đến những thói quen sinh hoạt thường nhật của nhiều người. Do vậy cần phải đặc biệt lưu ý đến hoạt động hàng ngày sau khi độn cằm để đảm bảo vùng cằm phục hồi được nhanh chóng.
Do vậy cần phải đặc biệt lưu ý đến hoạt động hàng ngày sau phẫu thuật để đảm bảo vùng cằm phục hồi được nhanh chóng.
Không thể phủ nhận, sau khi độn cằm sẽ có ảnh hưởng nhất định đến đời sống thường nhật. Nhưng việc hạn chế những thói quen vận động, sinh hoạt là yêu cầu bắt buộc nếu muốn vết thương hồi phục nhanh chóng.
1. Hạn chế vận động mạnh
Sau khi độn cằm, người phẫu thuật phải hạn chế vận động mạnh. Điều này nhằm hạn chế những tác động từ ngoại lực khiến vùng cằm chưa ổn định rất dễ bị biến dạng, thay đổi kết cấu.
Một số dạng vận động mạnh nên hạn chế để tránh tác động lên vị trị vết mổ: tập luyện thể dục, lao động chân tay, chạy nhảy cường độ mạnh, nô đùa quá đà,…
2. Hạn chế cười, nói trong thời gian đầu
Đây cũng là lưu ý quan trọng sau khi phẫu thuật. Bởi lẽ, vùng cằm có liên kết mật thiết đối với các nhóm cơ trong khoang miệng. Nếu thả ga cười nói rất dễ dẫn đến hiện tượng cằm cong lệch, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.
Sau khoảng 1 tuần độn cằm, khi các vùng tổn thương độn cằm đã dần ổn định thì hoàn toàn có thể cười nói bình thường. Song tốt nhất vẫn nên tiết chế đến khi vùng cằm ổn định hẳn.
3. Chú ý tư thế ngủ
Rất nhiều trường hợp vì bất cẩn trong quá trình ngủ khi nằm ở tư thế úp mặt đã gây ra những tác động mạnh lên vùng cằm. Tác động này làm sụn cằm dịch chuyển khiến cằm bị lệch khỏi vị trí cấy ghép gây mất thẩm mỹ.
Vì thế, để duy trì trạng thái tốt nhất cho vùng cằm sau khi tiến hành độn cần đặc biệt chú ý đến tư thế ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa ở trạng thái thả lỏng tối đa.
4. Tránh chải răng quá mạnh
Phần hàm răng có liên kết trực tiếp với vùng cằm nên việc chải răng quá mạnh cũng sẽ gây ra những tác động lực không tốt lên vết mổ. Cách tốt nhất để giải quyết là trải răng nhẹ nhàng với lực vừa đủ để tránh trường hợp cằm lệch, cằm biến dạng, vết thương hư tổn trở lại.
Có thể thấy rằng quá trình chăm sóc sau độn cằm là quá trình tương đối phức tạp với nhiều khâu bước khác nhau. Cách tốt nhất để đơn giản hóa đó là chọn dùng những dịch vụ độn cằm công nghệ cao đảm bảo chất lượng vượt trội.
Để được tư vấn kỹ lưỡng về những dịch vụ độn cằm thẩm mỹ tốt nhất cũng như cách chăm sóc sau độn cằm đúng nhất, liên hệ ngay đến hotline:19006466 của BVTM Kangnam. Mọi khách hàng sẽ có được những trải nghiệm ưng ý nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466