Độn cằm giữ được bao lâu? Liệu phẫu thuật độn cằm có được vĩnh viễn không?
Phẫu thuật độn cằm có được vĩnh viễn không phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là công nghệ áp dụng cùng với chế độ chăm sóc trước và sau khi độn cằm. Hãy cùng phân tích chi tiết về 2 yếu tố trên để tìm ra phương pháp độn cằm lâu dài nhất hiện nay nhé !
Yếu tố 1: Bạn độn cằm bằng công nghệ gì?
1. Nếu bạn độn cằm bằng sụn nhân tạo
Thông thường, các chất liệu độn cằm được làm từ silicon Implant dẻo, có độ tương thích sinh học với cơ thể cao và không gây dị ứng cũng như kích ứng với cơ thể.
Loại sụn này có tính chất giống với sụn tự nhiên, vừa có độ cứng nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo, giúp các bác sĩ dễ dàng trong việc định hình dáng cằm như mong muốn.
Chất liệu độn cằm nhân tạo có độ tương thích sinh học với cơ thể cao, tương tự như sụn tự nhiên
Đa số các sụn nhân tạo độn cằm được nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Hoa Kì, với đầy đủ hình dáng, kích cỡ phù hợp với dáng cằm mong muốn của mỗi người.
Các chất liệu độn cằm đạt chuẩn cần được FDA Hoa Kì kiểm duyệt và chứng nhận an toàn với cơ thể, đồng thời được bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng.
Đa số sụn độn cằm nhân tạo được nhập khẩu từ các cường quốc thẩm mỹ Hàn quốc, Hoa Kì, Đức,….
➥ Xem thêm: Tại Kangnam, phẫu thuật độn cằm bao nhiêu tiền?
Sụn nhân tạo có thể tồn tại trong cơ thể lâu dài, trung bình là 20 – 30 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu không có nhiều sự tác động đến vùng cằm làm ảnh hưởng và lệch lạc chất liệu độn.
2. Nếu bạn độn cằm bằng sụn tự thân ( hay trượt cằm)
Phương pháp này được đánh giá là phức tạp nhất vì cần phải kết hợp phẫu thuật gọt xương hàm.
Phần xương hàm sau khi cắt bỏ được trượt về phía trước để tạo hình dáng cằm cân đối, sau đó cố định lại bằng ốc vít.
Kĩ thuật độn cằm tự thân được đánh giá phức tạp, yêu cầu gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật
Phẫu thuật độn cằm tự thân vì sử dụng chính phần xương hàm để làm chất liệu độn nên độ tương thích với cơ thể rất cao, duy trì vĩnh viễn mà không hề bị đào thải.
Tuy nhiên, vì kĩ thuật khó và phức tạp nên phương pháp này thường chỉ phù hợp với những ai bị khuyết điểm hàm vuông bạnh và cằm ngắn.
Còn với những người chỉ gặp vấn đề về cằm thì bác sĩ khuyên nên lựa chọn chất liệu sụn nhân tạo.
3. Nếu bạn sử dụng Filler để độn cằm
Tiêm Filler để làm đầy cằm, hô biến dáng cằm ngắn, tròn trở nên V – line thanh tú đang là giải pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp này so với 2 phương pháp phẫu thuật ở trên đó là thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không xâm lấn dao kéo nên không đau đớn và mất thời gian nghỉ dưỡng.
Tiêm Filler tạo hình cằm V – line hoàn toàn không đau đớn và không mất thời gian nghỉ dưỡng như phẫu thuật độn cằm
Tuy nhiên, độn cằm bằng Filler chỉ có thể tồn tại được trong thời gian ngắn, từ 1 – 3 năm tùy theo loại Filler sử dụng.
Sau khoảng thời gian đó dáng cằm lại trở lại như ban đầu nên nếu muốn duy lâu dài thì phải tiếp tục tiêm chất làm đầy cằm theo định kì.
Vì thế nên phương pháp này chỉ thực sự phù hợp với những ai muốn có cằm V – line trong thời gian ngắn hoặc muốn thử nghiệm xem dáng cằm mới có phù hợp với khuôn mặt không.
Yếu tố 2: Chế độ chăm sóc của bạn ra sao
1. Trước khi độn cằm
- Cần đặt lịch thăm khám và tư vấn kĩ càng với bác sĩ về phương pháp độn cằm lựa chọn.
- Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm kĩ càng nếu lựa chọn độn cằm phẫu thuật.
- Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của cơ thể cũng như tiền sử bệnh của bản thân.
- Trước 2 tuần phẫu thuật không được phép sử dụng chất kích thích.
- Đối với phẫu thuật độn cằm thì không nên ăn quá no trước phẫu thuật từ 8 – 10 tiếng, chỉ bổ sung thêm các đồ ăn nhiều năng lượng để sớm phục hồi sức khỏe.
2. Sau khi độn cằm
- Sử dụng băng ép để bảo vệ vùng cằm sau ngay sau phẫu thuật.
Sau trượt cằm, cần dùng dùng băng ép với khu vực mới phẫu thuật
➥ Xem thêm: Phẫu thuật độn cằm có ĐAU không, có NGUY HIỂM không?
- Tránh va chạm, cử động mạnh làm tổn thương vùng cằm.
- Hãy thực hiện chườm đá trong 2 – 3 ngày đầu tiên để giảm tình trạng sưng đau sau phẫu thuật.
- Có thể uống thêm mật gấu nếu muốn sớm loại bỏ bầm tím.
- Thời gian 2 tuần đầu sau phẫu thuật, chỉ nên ăn súp, cháo để hạn chế cử động vùng cằm.
- Tránh các loại thức ăn như rau muốn, thịt gà, thịt bò, hải sản,… khiến vết thương lâu hồi phục và dễ để lại sẹo xấu.
- Thực hiện tái khám và cắt chỉ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Đối với tiêm filler đầy cằm, sau khi thực hiện có thể tiếp tục trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường mà không cần phải nghỉ dưỡng đặc biệt. Chỉ nên lưu ý thời gian 1 tuần sau khi tiêm filler nên tránh mọi động chạm để cằm được ổn định.
- Ngoài ra, việc phẫu thuật độn cằm có được vĩnh viễn không còn phụ thuộc vào 1 số yêu tố như: địa chỉ thẩm mỹ, kĩ thuật bác sĩ,….
Hiện nay trên thị trường tình trạng Filler giả tràn lan, các biến chứng cằm lệch, hoại tử sau phẫu thuật cũng không hề hiếm gặp.
Đa số những trường hợp này xảy ra là do thực hiện độn cằm tại những cơ sở chui, kém chất lượng. Yếu tố kĩ thuật bác sĩ đóng vai trò quan trọng quyết định độn cằm giữ được bao lâu.
Kĩ thuật bác sĩ chính xác giúp miếng độn cằm ổn định và duy trì lâu dài hơn
Với mỗi dịch vụ độn cằm, bác sĩ cần có chuyên môn tay nghề giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật độn cằm hoặc tiêm filler làm đầy cằm.
Bất kì sai sót kĩ thuật nào cũng đều có thể dẫn đến biến chứng độn cằm mà khách hàng phải gánh chịu, kéo theo độn cằm có được vĩnh viễn không là không thể.
Trên đây là phân tích những yếu tố chính quyết định đến thời gian độn cằm có được vĩnh viễn không. Mỗi giải pháp độn cằm đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng nên cần cân nhắc dựa trên nhu cầu, mong muốn thực tế để lựa chọn.
Ý kiến của bạn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Review địa chỉ độn cằm ở đâu đẹp tự nhiên, an toàn, uy tín?
- Phẫu thuật độn cằm có đau không, có nguy hiểm không? Bác sĩ giải đáp chi tiết!!
- Độn cằm tự thân/Phẫu thuật trượt cằm là gì?- Từ A đến Z về trượt cằm!!
- Chi phí độn cằm tự thân giá bao nhiêu tiền? Bảng giá độn cằm tự thân tại Kangnam.
- Tiêm cằm V line có hại không? 4 yếu tố quyết định tiêm filler an toàn
- Độn cằm có biến chứng gì không, có hại gì không? 3 Lưu ý tránh “biến chứng”!!!